Vị Trí:go888king > Tài xỉu go88 > Sau thỏa thuận ngầm vụ chuyến bay giải cứu, cựu phó phòng vận tải hàng không hưởng lợi 20 tỉ
Cập Nhật:2024-12-25 15:56 Lượt Xem:62
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2 ngày 24-12 - Ảnh: GIANG LONG
Ngày 24-12, cựu phó phòng vận tải hàng không Vũ Hồng Quang bị dẫn giải đến phiên tòa xét xử vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2. Ông bị viện kiểm sát truy tố tội đưa hối lộ tổng số tiền 7,5 tỉ đồng cho cựu thư ký Phạm Trung Kiên.
Trước đó, ở giai đoạn 1 vụ chuyến bay giải cứu, cựu phó phòng bị tòa án tuyên 4 năm tù với cáo buộc nhận hối lộ 2 tỉ đồng của doanh nghiệp để đồng ý cấp phép bay vượt số lượng khách so với văn bản đã được duyệt.
Cùng bị xét xử tội đưa hối lộ trong phiên tòa hôm nay còn có Nguyễn Mạnh Cương (cựu trưởng phòng thương mại điện tử, Công ty cổ phần Thương mại hàng không Vietjet) và 8 người khác.
Ông Trần Tùng, cựu phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên, bị đưa ra xét xử về hai tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
5 người bị xét xử về tội nhận hối lộ, gồm: Nguyễn Văn Văn, cựu phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam; Lê Ngọc Tường, cựu phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam; Lê Thị Phượng, nguyên chuyên viên phòng khoa giáo văn xã Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương; Nguyễn Mạnh Trường, nguyên chuyên viên phòng vận tải hàng không Cục Hàng không Việt Nam; Trần Thị Quyên, giám đốc Công ty Sen Vàng Đất Việt.
Nhận hối lộ gần 2 tỉ, chia cho cấp dưới 244 triệuSau phần thủ tục, trong buổi sáng nay viện kiểm sát bắt đầu công bố cáo trạng truy tố các bị cáo bị đưa ra xét xử vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2.
Theo nội dung cáo trạng, ông Vũ Hồng Quang có nhiệm vụ tiếp nhận, xem xét ra quyết định cấp phép bay cho các hãng hàng không thực hiện các chuyến bay "combo" do doanh nghiệp tổ chức.
Trong quá trình các doanh nghiệp triển khai, có một số chuyến bay không thuê được tàu bay cỡ lớn để chở hết số lượng khách được duyệt. Do đó các công ty phải thuê 2 tàu nhỏ dẫn đến phát sinh chi phí, trong khi vẫn còn ghế trống khách.
Để có thêm lợi nhuận, Nguyễn Thị Thanh Hằng (phó giám đốc Công ty Bluesky) và Nguyễn Tiến Mạnh (phó giám đốc Công ty Lữ hành Việt) đã thỏa thuận và được Quang đồng ý cấp phép bay theo số lượng khách vượt so với văn bản đã được duyệt. Chi phí cựu phó phòng đưa ra để thực hiện thỏa thuận này là 2 triệu đồng một khách.
c th min bc 1024px" srcset="https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/480/471584752817336320/2024/12/24/base64-1735013194302421041321.jpeg 480w, 368bet casinohttps://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/800/471584752817336320/2024/12/24/base64-1735013194302421041321.jpeg 800w, d oán x s qung nam siêu chunhttps://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1200/471584752817336320/2024/12/24/base64-1735013194302421041321.jpeg 1200w" id="img_795865453917585408" w="2000" h="1334" alt="Sau thỏa thuận ngầm vụ chuyến bay giải cứu, cựu phó phòng Vận tải hàng không hưởng lợi 20 tỉ - Ảnh 2." title="" rel="lightbox" photoid="795865453917585408" data-original="https://cdn.tuoitre.vn/471584752817336320/2024/12/24/base64-1735013194302421041321.jpeg" type="photo" style="max-width:100%;" width="2000" height="1334" loading="lazy">
Ông Vũ Hồng Quang được dẫn giải đến phiên tòa sáng 24-12 - Ảnh: GIANG LONG
Thực hiện thỏa thuận, ông Quang đã chỉ đạo Nguyễn Mạnh Trường (chuyên viên phòng vận tải hàng không) triển khai cấp phép bay trái quy định cho 1.019 khách theo yêu cầu của Hằng và Mạnh. Cựu phó phòng sau đó nhận hối lộ gần 2 tỉ từ hai người này, cáo trạng nêu.
Thỏa thuận chi phí 10 triệu đồng một công dân về nướcNgoài ra, trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, khoảng tháng 9-2020, cựu phó phòng Quang còn liên hệ với Phạm Trung Kiên nhờ giúp có được văn bản chấp thuận của Ban chỉ đạo cho công dân về nước trên các chuyến bay đơn lẻ.
Ông Kiên đồng ý với Quang và thỏa thuận chi phí 10 triệu đồng một công dân.
Quang đã trao đổi với Nguyễn Mạnh Cương (cựu trưởng phòng của Vietjet) và Vũ Hoàng Dũng (lao động tự do) về việc có thể xin văn bản cấp phép cho công dân về nước trên chuyến bay đơn lẻ. Tuy nhiên cựu phó phòng "nâng giá" lên mức phí từ 2.000 - 3.000 USD/công dân.
Sau đó ông Cương, Dũng trao đổi với các giám đốc doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ đưa người về nước tránh COVID-19, yêu cầu tập hợp hồ sơ các công dân có nhu cầu. Tuy nhiên mức chi phí được thỏa thuận chênh lên từ 100 - 500 USD/công dân.
Sau khi thỏa thuận như trên và nhận được thông tin công dân có nhu cầu về nước từ Quang, trong 6 tháng đầu năm 2021, Phạm Trung Kiên chuyển thông tin, hồ sơ đến Cục Y tế dự phòng để tham mưu, đề xuất lãnh đạo duyệt, ký văn bản theo quy trình của Bộ Y tế.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: GIANG LONG
Viện kiểm sát cáo buộc Vũ Hồng Quang đã thỏa thuận và đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên 10 triệu đồng một công dân để có được văn bản chấp thuận cho công dân về nước.
Tổng cộng, Quang đã đưa hối lộ gần 7,5 tỉ cho Kiên để có được văn bản chấp thuận cho 624 công dân về nước. Qua đó Quang hưởng lợi gần 20 tỉ đồng.
Nguyễn Mạnh Cương bị xác định có vai trò đồng phạm giúp sức, đã chuyển gần 3,9 tỉ đồng cho Vũ Hồng Quang đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên để có được văn bản chấp thuận cho 388 công dân về nước. Qua đó, cựu trưởng phòng thương mại điện tử Vietjet hưởng lợi hơn 2 tỉ đồng.
Ngoài ra, nhiều bị can khác là giám đốc các doanh nghiệp có dịch vụ đưa công dân về nước trên các "chuyến bay giải cứu" cũng bị cáo buộc đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên.
Hành vi nhận hối lộ tổng cộng hơn 14,8 tỉ đồng của Phạm Trung Kiên đã bị truy tố, xét xử trong vụ án chuyến bay giải cứu ở giai đoạn 1 nên không xem xét, xử lý trong giai đoạn này, cáo trạng nêu.
Ở giai đoạn 1, tòa hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên án Phạm Trung Kiên tù chung thân với cáo buộc nhận hối lộ số tiền lớn hơn 42 tỉ đồng "gây bức xúc dư luận, cần xử phạt răn đe".
Cựu cán bộ công an hướng dẫn giám đốc doanh nghiệp khai báo gian dốiÔng Nguyễn Xuân Thông, 49 tuổi, cựu cán bộ công an, là người duy nhất trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2 bị xét xử tội che giấu tội phạm.
Theo nội dung cáo trạng được công bố tại tòa, ông Thông bị cáo buộc có mối quan hệ và biết Trần Minh Tuấn (giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Thái Hòa) từ năm 2009.
Quá trình quen biết, ông Tuấn thường xuyên gặp gỡ và lôi kéo ông Thông tham gia cùng thực hiện nhiều công việc.
Tháng 6-2021, ông Tuấn trao đổi với ông Thông về việc đang thực hiện tổ chức chuyến bay giải cứu đưa người lao động Việt Nam về nước. Ông Tuấn nhờ ông Thông kết nối, tác động đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) giúp sớm ban hành văn bản đồng ý cho một công ty được thực hiện chuyến bay, cáo trạng nêu.
Đầu tháng 6-2022, khi bị điều tra liên quan vụ án chuyến bay giải cứu, ông Tuấn đã liên hệ nhờ ông Thông tìm cách giúp đỡ.
Đại diện viện kiểm sát công bố cáo trạng vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2 - Ảnh: GIANG LONG
Theo cáo trạng, ông Tuấn hẹn gặp ông Thông cùng một số người trong quán ăn với mục đích tư vấn, hướng dẫn cách khai báo với cơ quan điều tra theo hướng có lợi.
Ông Thông đã thảo luận, thống nhất hướng dẫn ông Tuấn không được khai việc nhận tiền từ Phạm Bích Hằng để đi hối lộ. Tuấn phải khai đã trả lại hết 10 tỉ tiền mặt cho Hằng.
Ông Tuấn trốn khỏi nơi cư trú khiến công an không thi hành được quyết định khởi tố bị can, tạm giam. Cuối tháng 11-2022, ông Tuấn bị bắt tại Thừa Thiên Huế và sau đó tiếp tục khai báo gian dối như hướng dẫn nhằm che giấu hành vi phạm tội.
"Việc này gây khó khăn, cản trở rất lớn cho công tác điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Tuấn và đồng phạm", cáo trạng nêu.
Ở giai đoạn 1 của vụ án, ông Tuấn đã bị tòa tuyên phạt 16 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 2 năm tù tội đưa hối lộ, tổng hợp 18 năm tù.
Trang Trước:TP.HCM: Năm 2024, số án ma túy được phá tăng 1.101 vụ
Trang Sau:Orange hát nhạc phim Hàn; Gia tài của ngoại lọt top 15, Đào, phở và piano trượt đề cử Oscar 2025
Powered by go888king @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap
Copyright Powered by365建站 © 2013-2024