Tàu sân bay Liêu Ninh tại một cảng của Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là một trong những phát hiện từ báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc gửi Quốc hội Mỹ về năng lực quân sự của Trung Quốc, được công bố hôm 18/12.
Báo cáo dài 182 trang này đánh giá tình hình đến đầu năm 2024. Mặc dù chưa có dấu hiệu rõ ràng về việc PLAN sẽ thường xuyên hoạt động gần bờ biển Mỹ, nhưng báo cáo nêu bật những bước tiến của Trung Quốc trong việc tăng cường khả năng triển khai sức mạnh hải quân trên phạm vi toàn cầu.
Trong năm qua, PLAN đã tăng cường các hoạt động huấn luyện xa bờ tại Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Các tàu chiến và tàu hỗ trợ hậu cần hiện đại của lực lượng này mang lại khả năng tác chiến vượt xa tầm phòng thủ từ đất liền, theo báo cáo của Lầu Năm Góc.
Ngoài ra, lực lượng tàu sân bay đang phát triển của Trung Quốc không chỉ mở rộng khả năng phòng không cho các nhóm tác chiến mà còn thúc đẩy năng lực tấn công từ biển. Hai tàu hỗ trợ nhanh lớp FUYU mới, được thiết kế riêng cho tàu sân bay và tàu đổ bộ lớn, giúp PLAN triển khai các nhiệm vụ dài ngày ở khoảng cách xa.
Công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc, với năng lực sản xuất gấp 200 lần so với Mỹ, đã tạo nền tảng cho sự hiện đại hóa nhanh chóng của PLAN. Theo báo cáo, PLAN hiện sở hữu hơn 370 tàu, phần lớn là các nền tảng đa nhiệm hiện đại, được trang bị vũ khí và cảm biến tiên tiến.
Một tàu chiến Type 055 của Trung Quốc. Ảnh: twz
Trong năm 2023, PLAN đã đưa vào biên chế tàu tuần dương lớp Renhai (Type 055) thứ tám, với hệ thống phóng thẳng đứng 112 ống, có khả năng phóng các loại tên lửa tấn công mặt đất, chống hạm, phòng không và chống ngầm. Những tàu này có trọng tải lớn hơn cả các tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ.
Năm nay, Trung Quốc đã thử nghiệm hệ thống phóng máy bay điện từ trên tàu sân bay thứ ba của nước này,du doan xsmb rbk tàu Phúc Kiến. Một khi đi vào hoạt động, tàu Phúc Kiến sẽ tăng cường khả năng triển khai máy bay chuyên dụng, đưa PLAN tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành lực lượng hải quân toàn cầu.
Bên cạnh đó, các tàu sân bay Liaoning (Liêu Ninh) và Shandong (Sơn Đông) cũng đã hoạt động đồng thời trên biển lần đầu tiên vào tháng 9 vừa qua. Hạm đội tàu sân bay của PLAN được hộ tống bởi những tàu chiến hiện đại nhất như Type 055 và Type 052D, cùng với các tàu đổ bộ cỡ lớn như Type 071 và Type 075.
Ngoài căn cứ thường trực tại Djibouti (châu Phi), PLAN đang xem xét xây dựng thêm các cơ sở hậu cần tại nhiều quốc gia như Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Pakistan, Kenya, và Angola. Những cơ sở này nhằm hỗ trợ triển khai lực lượng hải, lục, không quân của Trung Quốc, đồng thời bảo vệ lợi ích chiến lược ở nước ngoài.
Trung Quốc cho rằng các cơ sở hậu cần như căn cứ Djibouti sẽ đóng góp vào việc cung cấp hàng hóa công cộng quốc tế, bao gồm viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại rằng mạng lưới này có thể hỗ trợ các hoạt động quân sự xa bờ nhằm củng cố vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Sự mở rộng hải quân của Trung Quốc đặt ra thách thức lớn đối với Pax Americana (hòa bình kiểu Mỹ), trật tự thế giới do Mỹ duy trì từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Khi PLAN tiến gần hơn đến các lãnh thổ quan trọng của Mỹ, câu hỏi là Washington sẽ đối phó như thế nào khi hải quân nước này đang vật lộn để mở rộng quy mô.
Tàu tuần dương lớp 071 của Trung Quốc. Ảnh: Getty images